Kích thước cửa sổ 1 cánh 2 cánh 3 cánh tiêu mẫu chuẩn

Kích thước cửa sổ 1 cánh 2 cánh 3 cánh tiêu mẫu chuẩn

Cửa sổ là một trong những chi tiết không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng nhà ở, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những kích thước chuẩn của cửa sổ sao cho hợp phong thủy cũng như hợp với thiết kế chung của toàn ngôi nhà. Cửa sổ là nơi giao thoa ánh sáng và không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, là nơi để các dòng vượng khí đi vào ngôi nhà và giữ một tầm quan trọng không kém như cửa ra vào. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng kinhcuongluchanoi.com.vn tìm hiểu về kích thước cửa sổ 1 cánh 2 cánh 3 cánh đúng tiêu chuẩn trong thiết kế và xây dựng.


Những lưu ý khi chọn hướng và màu sắc cửa sổ

Trước khi tính toán kích thước cửa sổ sao cho hợp lý thì việc xác định vị trí và màu sắc cửa sổ cũng rất cần được chú trọng. Gia chủ phải tính toán thật kỹ để tránh phạm vào Hoàng Tuyền, Bát Sát cũng như tránh những điều đen đủi, không may ảnh hưởng đến cả gia đình. Dưới đây là các hướng mở cửa sổ và màu sắc theo mức độ tốt xấu như sau:


Hướng Đông, Đông Nam: Thường có những tia tỷ ngoại, nên dùng cửa chớp hay cửa kính màu xanh nước biển để hóa giải tuyệt mệnh.
Hướng Đông Bắc: Các chuyên gia phong thủy thường không khuyến khích gia chủ mở cửa sổ theo hướng này bởi cửa sổ phong thủy theo hướng này thường có nhiều sát, nhiều âm hàn. Nếu trường hợp cần phải mở thì nên tránh cung cấn và chỉ mở khi thật cần thiết.
Hướng Bắc: Nên dùng các màu đen, xanh biển, màu tối. Bên cạnh đó, kích thước cửa sổ phong thủy thủy theo hướng này không được quá lớn và chỉ mở khi cần thiết, hàng ngày nên đóng kín.
Hướng Tây: Nên dùng cửa màu nâu sẫm, màu vàng, màu cánh dán hay màu tro, phần cửa sổ nên có mái che nắng và rèm cửa.
Hướng Tây Bắc: Nên chọn các màu nâu đỏ, màu ghi xám, màu bạc, cánh dán. Bình thường cửa sổ theo hướng này nên thường xuyên đóng, chỉ mở khi cần thiết.
Hướng Tây Nam: dùng màu cánh dán, màu nâu đỏ. Kích thước cửa sổ theo phong thủy không được quá lớn và nên được thiết kế thêm mái che nắng và rèm cửa.
Hướng Nam: Dùng màu xanh dương, xanh nước biển hay màu nâu đỏ với kích thước cửa sổ rộng để hóa giải sát.
Nên mở cửa sổ lớn ở hướng Đông Nam và Nam để nhận không khí và ánh sáng mặt trời.
Nên mở cửa sổ nhỏ ở hướng Tây Bắc, Tây nhằm giảm không khí rét và ánh nắng gay gắt.
Những lưu ý khi chọn kích thước cửa sổ theo phong thủy

Không nên làm cửa sổ quá to vì sẽ khiến cho khí trong phòng thoát ra hết, khiến cho lộc tài của gia chủ không cánh mà bay.

Nếu nhà có tâm cửa ngoài, có sân với cửa chính sẽ gặp hung nếu nối thành một đường thẳng. Do đó, theo nguyên tắc “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cần bố trí lệch nhau, ví dụ như: cửa sau không lớn hơn cửa trước, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp. Hay cửa bếp không thẳng với cửa lò. Đặc biệt cần tránh cửa ngáng cửa vì cửa chính cũng rất quan trọng như hướng nhà.

Việc đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau là điều nên tránh, vì như thế sẽ không có được sự hòa điệu không tốt, tác động không tốt đến sinh hoạt của gia đình.


Kích thước cửa sổ hợp phong thủy

Việc lựa chọn kích thước cửa sổ phải dựa trên kích thước các cửa chính, cửa phụ trong phòng cũng như tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở từng khu vực chứ không phải cứ cửa sổ to mới tốt như quan niệm của một số người.

Tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, kích thước tiêu chuẩn thường được xác định theo tỷ lệ tương ứng của các gian phòng cụ thể là 1:7 và 1:6, còn tỷ lệ này thường được chia theo 1:7 với những nước có khí hậu nóng hơn như ở Việt Nam.

Ngoài ra, kích thước cửa sổ còn được tính toán dựa trên tỷ lệ tương ứng với độ sâu của gian phòng. Tỷ lệ kích thước cửa sổ tiêu chuẩn là: Phòng chỉ một mặt tường có thể mở được cửa sổ thì chiều cao của khung cửa sổ cần phải nằm trong phạm vi ½ chiều sâu hiệu quả gian phòng. Ví dụ, chiều sâu của gian phòng là 2m, thì chiều cao tương ứng của cửa sổ nằm trong khoảng 85cm – 97cm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác nhau thì cách tính toán kích thước cửa sổ cũng khác nhau:

Đối với những căn phòng rộng, thông thoáng có hai bức tường đối xứng nhau đều có thể mở được cửa sổ thì chiều cao của cửa sổ chỉ cần đạt 1/4 chiều sâu hiệu quả của gian phòng là được.

Theo các chuyên gia phong thủy, độ cao của cửa sổ thấp nhất và cao nhất sẽ là: cửa sổ phải có khoảng cách tối thiểu đến mặt sàn là 83cm, nhưng chiều cao không được vượt quá 2,2m để tránh phạm phải “thiên trảm sát” hoặc “quang sát”.
Một số loại cửa sổ phổ biến hiện nay
Cửa sổ 1 cánh quay

Cấu tạo của cửa sổ 1 cánh quay:
Thanh Profile kết hợp với lõi thép gia cường bằng thép mạ dày 1,2-1,4mm
Kính: kính đơn, kính an toàn, kính Temper, kính màu,…
Hệ gioăng kép tạo độ kín khít cách âm cách nhiệt tốt
Phụ kiện kim khí
Hệ thanh chốt đa điểm có khóa đảm bảo cửa vuông , khít, chắc chắn, an toàn

Ưu điểm: Cửa sổ 1 cánh quay với nhựa lõi thép uPVC giúp cho cửa không bị phai màu theo thời gian, không bị cong, vênh, co, ngót khi thời tiết thay đổi đột ngột. Chính vì thế, hiện nay cửa sổ 1 cánh quay được sử dụng rất phổ biến.


Cửa sổ 1 cánh mở quay
Cửa sổ 1 cánh hất

Cấu tạo:
Thanh nhựa định hình UPVC có lõi thép gia cường
Kính: kính đơn, kính an toàn, kính cường lực, kính hộp,...
Hệ gioăng kép cách âm, cách nhiệt tốt
Phụ kiện kim khí: Bản lề chữ A, Thanh chống gió, thanh chuyển động, tay nắm,...

Ưu điểm:
Luôn tạo không gian thoáng cho không gian gia đình của bạn với khả năng cách nhiệt cực tốt.
Khác với cửa mở quay, cửa mở trượt, cửa mở hất có thể mở đón gió ngay cả khi trời mưa mà không lo bị hắt hay bắn nước mưa vào nhà bởi đặc điểm thiết kế tiện dụng của nó.
Cửa sổ 2 cánh

Cửa sổ 2 cánh đa dạng về chủng loại như: Cửa sổ 2 cánh mở quay, cửa sổ 2 cánh mở trượt - lùa , cửa sổ 2 cánh mở hất . Tùy từng loại mà cửa sổ 2 cánh sẽ có thiết kế và chất liệu, phụ kiện khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có chung những ưu điểm như:

Cửa sổ 2 cánh mở hất có ưu điểm khi lắp là đón nhiều ánh sáng, mở hất ra ngoài ngay trong thời tiết mưa bão mà không cần lo lắng về việc nước mưa sẽ hắt vào nhà. Cửa sổ mở quay cho phép bạn mở quay dễ dàng, đón nhiều gió nhiều ánh sáng. Cửa sổ 2 cánh mở trượt thì tiện lợi khi đóng mở, không bị va đập cánh khi có gió.

Chất liệu làm cửa sổ 2 cánh gồm nhiều loại chất liệu nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là cửa sổ nhôm kính cường lực . Với ưu điểm của kính cường lực là chịu va đập tốt kết hợp với khung nhôm kính nhẹ và chắc chắn giúp cửa sổ có độ bền, tính thẩm mỹ cao.


Cửa sổ 2 cánh mở hất


Cửa sổ 2 cánh mở quay


Cửa sổ 2 cánh lùa trượt
Cửa sổ 4 cánh

Cửa sổ 4 cánh là lựa chọn hoàn hảo cho những không gian có diện tích lớn với nhiều loại như: cửa sổ 4 cánh khung nhựa lõi thép, cửa sổ 4 cánh khung nhôm xingfa,… Tùy vào thiết kế của ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn cửa sổ mở quay, mở trượt, hay cửa sổ hất.

Cửa sổ cánh mở hất, quay phù hợp với những không gian thấp tầng hoặc những không gian có diện tích mở cửa quay ra ngoài hoặc vào trong mà không bị cản trở hay vướng mắc gì.

Cửa sổ mở trượt, hất có thể làm ở những nơi bị vướng ở bên ngoài, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà.

Thiết kế cửa sổ 4 cánh gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi những ưu điểm như chắc chắn, mang lại nhiều gió, ánh sáng cho ngôi nhà.


Cửa sổ 4 cánh mở lùa trượt


Cửa sổ 4 cánh mở lùa trượt nhôm xingfa


Cửa sổ 4 cánh mở hất khung nhôm

Nhận xét